CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN SUNHOUSE

Category: KIẾN THỨC XÃ HỘI 5

Nói đến đồ điện gia dụng không thể không nhắc đến nồi cơm điện – một thiết bị nhà bếp quá đỗi quen thuộc với tất cả gia đình Việt. Tuy nhiên, việc nhà nào cũng có nồi cơm điện hay việc thường xuyên sử dụng cũng không hề chắc chắn rằng ai cũng biết cách xử lý các lỗi thường gặp của nồi cơm điện. Vậy thì, hãy cùng chúng tôi tham khảo các lỗi thường thấy và cách khắc phục chúng!

I/ Các bệnh thường gặp ở nồi cơm điện Sunhouse? Cách khắc phục và sửa chữa nồi cơm điện Sunhouse?

Trong quá trình sử dụng nồi cơm điện, chắc hẳn không dưới một lần bạn đã gặp phải những tình huống dở khóc dở cười khiến chiếc bụng đói lại càng đói hơn.

Biết được điều đó, chúng tôi sẽ giúp bạn bỏ túi một vài cách khắc phục khi gặp những trường hợp đấy, hãy cùng tham khảo nào.

1/ Trường hợp 1: Nồi cơm không vào điện

Trước hết, bạn hãy kiểm tra phần đầu cắm vào nồi cơm điện có bị lỏng hay không. Nếu có, chỉ cần gắn chặt lại. Nếu không phải thì tiếp tục kiểm tra phích cắm nối với nguồn điện có bị dính bụi hay bám bẩn gây cản trở dòng điện truyền tải hay không. Đồng thời, phần thân dây cũng cần được kiểm tra, tránh tình trạng đứt dây do “bạn Tý” gặm.

Phần thân dây bị đứt là một trong những nguyên nhân khiến nồi cơm không vào điện
Phần thân dây bị đứt là một trong những nguyên nhân khiến nồi cơm không vào điện

Với trường hợp đứt dây, thật sự cách tốt nhất là thay mới sợi dây. Tránh việc nối dây, đôi khi xui rủi lại trở thành nguy cơ rò rỉ điện.

2/ Trường hợp 2: Nấu cơm không chín

Nguyên nhân của tình huống nấu cơm không chín này có thể đến từ phía bạn chứ không hẳn từ phía chiếc nồi đâu đấy.

Việc cho nước quá ít khi nấu cơm khiến gạo không đủ nở để đạt tới độ chín và kết quả là cơm sẽ bị sượng hoặc sống.

Nước quá ít khiến cơm sống
Nước quá ít khiến cơm sống

Một trường hợp khách quan nữa có thể dẫn đến tính huống cơm không chín này có thể là do hôm đó nhà bạn có khách. Thế là, bạn đã cho quá nhiều gạo vào nồi, vượt quá định mức quy định trong hướng dẫn sử dụng. Kết quả vẫn là lớp cơm trên cùng sẽ sống hoặc bị sượng.

Nguyên nhân còn lại là đến từ chiếc nồi của bạn. Có thể do rơ-le bị lờn, khiến nồi cơm điện bị nhảy nút sớm. Cộng thêm việc đáy nồi bị cong vênh, móp méo do trước đó nhiều lần lỡ “đánh rơi vài nhịp” cũng khiến cho mâm nhiệt không thể truyền nhiệt đều và đủ dẫn đến tình trạng cơm không chín.

Rơ-le lờn khiến nồi cơm khiến nồi cơm nhảy nút sớm
Rơ-le lờn khiến nồi cơm khiến nồi cơm nhảy nút sớm

Với loại bệnh này, chúng tôi khuyên bạn nên đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa đồ điện gia dụng để thay mới rơ-le thay vì tự sửa chữa nhé.

3/ Trường hợp 3: Không nhận tín hiệu và báo lỗi E01, E02, E11

Những trường hợp báo lỗi này thường xảy ra ở những nồi cơm điện tử Sunhouse. Điều đó không có nghĩa là nồi cơm điện tử không tốt, mà việc hư hỏng đặc biệt với đồ điện tử là điều không tránh khỏi trong quá trình sử dụng lâu dài. Nguyên nhân của các lỗi này thường do các sợi dây cáp ở phần nắp vung hoặc đáy nồi bị đứt.

Nồi cơm báo lỗi và không nhận tín hiệu
Nồi cơm báo lỗi và không nhận tín hiệu

Bạn có thể đến trung tâm hoặc cơ sở sửa nồi cơm điện gần nhất để “chữa bệnh” cho chiếc nồi của mình, chỉ mất vài phút để thôi!

4/ Trường hợp 4: Không bật được nấc

Nguyên nhân gây ra việc nồi cơm không bật nấc cũng giống như 2 nguyên nhân cuối đã nêu ở trường hợp 2. Chính là do cảm biến nhiệt bị hỏng hoặc do lòng nồi bị móp méo.

Nên chọn lòng nồi được làm từ kim loại bền, cứng để tránh bị móp méo
Nên chọn lòng nồi được làm từ kim loại bền, cứng để tránh bị móp méo

Để tránh trường hợp này lặp lại nhiều lần thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ nồi cơm sau mỗi lần nấu và tránh để thức ăn rơi vào mâm nhiệt. Đồng thời, lau sạch đáy nồi cơm. Không để đáy nồi ướt thường xuyên tiếp xúc với mâm nhiệt cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cảm biến nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn lòng nồi được làm từ kim loại bền, cứng để tránh bị móp méo. Việc lựa chọn loại nồi chất lượng đi kèm với quá trình sử dụng đúng cách, cẩn thận cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm đấy.

II/ Dịch vụ sửa chữa đồ điện gia dụng nhanh chóng và hiệu quả

A Hàng Đức chuyên nhận sửa chữa các loại đồ điện tử tại khu vực Hà Nội và TPHCM:

Nồi cơm điện: sửa chữa nồi cơm điện Sunhouse, Happy Cook, Supor, Hitachi, Sharp, Sanyo,.v.v, các loại nồi cao tần, nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi lẩu điện…

Các loại máy: máy trộn bột, máy đánh trứng, máy pha cà phê, máy làm sữa chua, máy nướng bánh mì, máy hút ẩm, máy hút bụi, máy lọc nước, máy lọc không khí, máy khoan, máy bào, máy massage…

Các loại khác: Lò sưởi, đèn bắt muỗi, bàn ủi, máy sấy tóc, cân sức khỏe, quạt điều hòa, lò nướng, lò vi sóng, robot hút bụi…

A Hàng Đức cung cấp dịch vụ sửa chữa đồ điện gia dụng nhanh chóng, hiệu quả
A Hàng Đức cung cấp dịch vụ sửa chữa đồ điện gia dụng nhanh chóng, hiệu quả

III/ Quy trình sửa chữa của A Hàng Đức

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng

Bước 2: Kiểm tra thiết bị điện tử gặp sự cố (đến tận nhà nếu có yêu cầu)

Bước 3: Báo chi phí sửa chữa

Bước 4: Sửa chữa, thay thế linh kiện và khắc phục sự cố

Bước 5: Cấp phiếu bảo hành

Ahangduc cam kết đổi trả hàng và đền bù gấp đôi nếu phát hiện linh kiện thay thế hoặc sản phẩm là hàng giả, kém chất lượng.

Đừng ngần ngại liên hệ đến A Hàng Đức nếu thiết bị gia dụng của gia đình bạn gặp sự cố nhé!

Related Articles