Chúng ta thường nghe đến từ Firmware trong máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác… Vậy Firmware là gì? Phần mềm Firmware có ỹ nghĩa như thế nào? Cách cài đặt phần mềm này về máy như thế nào? Cùng Pdiam tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Lập trình Firmware là gì?
Firmware là một trong những phần mềm máy tính đặc biệt để điều khiển các thiết bị điện tử. Các ví dụ điển hình về Firmware có thể thấy qua các sản phẩm như: bộ điều khiển từ xa, máy tính bỏ túi… Hoặc thông qua các thiết bị như ổ cứng, bàn phím, màn hình… Firmware còn có mặt ở các thiết bị tiêu dùng phức tạp hơn như điện thoại di động, camera, loa…
Thường thì Firmware sẽ liên quan đến quy trình cơ bản và cấp thấp trong một thiết bị. Nếu không có chúng thì các thiết bị hoàn toàn không thể hoạt động được. Đây cũng chỉ là một thuật ngữ tương đối nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng với các thiết bị công nghệ.
Rom và firmware là gì? Thực chất Firmware nằm trong Rom hay các bộ nhớ flash. Firmware cũng sẽ đượcc cài vĩnh viễn sau khi xuất xưởng và rất ít khi thay đổi. Nếu một thiết bị mà thay đổi Firmware sẽ được sử dụng để sửa lỗi hoặc bổ sung thêm tính năng. Lúc này Rom hoặc bộ nhớ flash phải thay đổi cấu trúc hoặc lập trình lại thông qua thủ tục đặc biệt.
Firmware iphone là gì? Firmware android là gì?
Iphone và Android hiện đang là hai hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Một chiếc điện thoại thường tương tác với máy thông qua hệ điều hành. Và đương nhiên nó sẽ không thể hoạt động được nếu như không có hệ điều hành. Tuy nhiên hệ điều hành cung chỉ nhận được các thiết bị cơ bản như Ram, CPU, Flash… Chúng không thể ghi nhận được các thiết bị phần cứng nâng cao.
Vậy Firmware iphone là gì? Ví dụ một chiếc iphone 6 thì sẽ không thể cập nhật các phiên bản thuộc về iphone 7 hay 8plus. Vì Apple chỉ sản xuất hệ điều hành ios cho từng dòng iphone cụ thể, đây được gọi là Firmware. Tương tự với Android cũng như vậy. Hầu hết các thiết bị khi mới xuất xưởng xong thường phát sinh một số lỗi nhỏ liên quan đến bảo mật. Khi dó các nhà sản xuất phải cho ra mắt Firmware mới để khắc phục lỗi. Việc nâng cấp này thường nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm, người dùng không nên tự ý làm. Có một số người tự ý nâng cấp firmware android khiến cho máy bị lỗi càng thêm lỗi.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phần mềm Firmware. Pdiam hi vọng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức công nghệ bổ ích.