Theo Luật doanh nghiệp 2022 và các nghị định, thông tư có liên quan, thì thủ tục thành lập doanh nghiệp có nhiều sự thay đổi đáng chú ý. Việc nắm rõ các thông tin cần chuẩn bị, các loại hồ sơ và thủ tục thành lập theo quy định hiện hành sẽ giúp các doanh chủ tương lai thực hiện việc thành lập công ty trọn gói suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Hôm nay, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết quy trình, thủ tục thành lập công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất, các bạn nhé!
Căn cứ pháp lý khi soạn hồ sơ thành lập công ty năm 2021 -h3
Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
Giấy tờ cần chuẩn bị khi soạn hồ sơ thành lập công ty -h2
Bạn cần chuẩn bị: 1 thành viên góp vốn/1 giấy tờ tùy thân: sao y, công chứng không quá 03 tháng
Các loại giấy tờ tùy thân được chấp thuận khi đăng ký kinh doanh: giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu
Lưu ý: giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu: có thời hạn cấp không được quá 15 năm. Đối với căn cước công dân, phải còn hạn sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các thông tin cần chuẩn bị trước khi soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp -h2
Việc chuẩn bị đầy đủ, chính xác các thông tin nằm trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho bạn soạn hồ sơ nhanh và hạn chế sai sót. Vì thế, chúng tôi xem việc chuẩn bị thông tin là việc tối quan trọng, phải ưu tiên hàng đầu. Các thông tin cần chuẩn bị trước khi soạn hồ sơ bao gồm:
Xác định loại hình doanh nghiệp: theo luật doanh nghiệp 2020, có 3 loại hình doanh nghiệp đăng được đăng ký kinh doanh phổ biến, đó là: công ty TNHH 1 thành viên (do 1 cá nhân làm chủ), công ty TNHH 2 thành viên trở lên (có từ 2 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (có ít nhất 3 cổ đông sáng lập). Hãy căn cứ vào số lượng cổ đông thực tế góp vốn và lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Tên doanh nghiệp: căn cứ khoản 1, điều 41 Luật Doanh Nghiệp 2020, tên dự kiến của doanh nghiệp sẽ không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đặt trước đó. Chính vì thế, hãy liệt kê 3 tên doanh nghiệp mà bạn tâm đắc nhất, kiểm tra chúng thật kỹ tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, xem có bị trùng không? Tên doanh nghiệp sẽ được đặt theo công thức sau:
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP + TÊN RIÊNG
Vốn điều lệ: đây là yếu tố rất quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Vì các thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Mặt khác, vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến lệ phí môn bài phải nộp hàng năm. Vì thế, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bạn. Không đăng ký vốn quá cao hay quá thấp, việc đăng ký vốn điều lệ không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Địa chỉ trụ sở chính: căn cứ vào quy định tại Luật Nhà Ở 2014, doanh nghiệp bị cấm đặt trụ sở chính tại chung cư dùng để ở. Ngoài ra, bạn có thể đặt địa chỉ trụ sở tại bất cứ nơi nào mà bạn sở hữu hợp pháp.
Số điện thoại: đây là điểm mới trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp 2020. Doanh nghiệp bắt buộc phải cung cấp số điện thoại trong đơn đăng ký kinh doanh. Số điện thoại có thể là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động.
Thông tin của tất cả các thành viên sáng lập: chuẩn bị đầy đủ thông tin như: tên họ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ HKTT, địa chỉ liên lạc. Số giấy tờ tùy thân, ngày cấp, nơi cấp.
Quy trình thành lập công ty
Theo Luật doanh nghiệp 2020, thủ tục thành lập công ty sẽ bao gồm 03 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có bộ hồ sơ thành lập khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ gởi đến bạn hồ sơ thành lập của 3 loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Đơn đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên – Phụ lục I-2 (mẫu bắt buộc)
Điều lệ công ty – Mẫu tự soạn theo luật doanh nghiệp 2020
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Đơn đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên – Phụ lục I-3 (mẫu bắt buộc)
Danh sách thành viên công ty TNHH – Phục lục I-6 (mẫu bắt buộc)
Điều lệ công ty – Mẫu tự soạn theo luật doanh nghiệp 2020
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Đơn đăng ký kinh doanh công ty cổ phần – Phụ lục I-4 (mẫu bắt buộc)
Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần – Phụ lục I-7 (mẫu bắt buộc)
Điều lệ công ty – Mẫu tự soạn theo luật doanh nghiệp 2020
Lưu ý: nếu bạn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp bên ngoài, sẽ có thêm giấy ủy quyền cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ – ký bằng bút mực xanh
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh doanh
Bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở KH-ĐT nhận được bộ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp.
Bước 3: Đặt con dấu tròn và bảng hiệu công ty
Căn cứ vào thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vừa được cấp, tiến hành khắc con dấu và bảng hiệu thông tin. Phải đảm bảo có đầy đủ 3 thông tin sau: tên công ty, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính.
Sau khi hoàn tất bước này, thì quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn đã hoàn tất. Chúc các bạn thành công.